Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Đôi nét giới thiệu về Võ phái
NỘI GIA VÕ ĐẠO VIỆT NAM
Từ những năm định cư tại miền Nam Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước; Đến nay, Chưởng môn-Lão võ sư Trần Tiến tuy đã 98 năm trải cùng tuế nguyệt, nhưng Thầy vẫn một mình để hết tâm huyết nghiền ngẫm và hệ thống lại các chiêu thức cùng tìm tòi thêm cái mới, từng bước truyền dạy nhiều lớp võ sinh, môn sinh theo học cả ngàn, có cả môn đồ người nước ngoài như Nga, Pháp, Ý, Hàn... mà sự thành đạt trong sự nghiệp riêng của họ đã có ít-nhiều phát huy từ những bài học của Thầy.
Hiện nay, tên gọi riêng cho võ phái của Lão võ sư Trần Tiến: Nội gia Võ đạo Việt Nam (72/11A Giải Phóng Phường 4 quận Tân Bình Tp.HCM. Điện thoại: 08-39127424). Đây là môn võ chuyên luyện “nội-ngoại ngạnh kình”; cùng với những đòn thế hiểm hóc, cận chiến đã được tinh chọn (nhất là những thực tiễn trải nghiệm trong binh chủng đặc biệt tinh nhuệ vào những năm kháng chiến dành thống nhất đất nước).
Đặc điểm ưu việt của Nội Gia Võ đạo Việt Nam là sự kết hợp đồng bộTHÂN, TÂM, TRÍ, ĐỨC, Y, ĐẠO” thông qua luyện Thân (võ thuật) song hành Trí dục (võ trí), Đức dục (võ đức), Y khoa (võ Y – Y học Cổ truyền và Y học hiện đại); Nhằm nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cơ thể, thân thể đạt được sự cường tráng, dẻo dai, từ đó phát huy được cái Tâm chính nghĩa, thấm nhuần cái Đạo của võ thuật.
Một số thông tin để hiểu thêm về Lão võ sư Trần Tiến, trích bài đăng tại “LÀNG VÕ SÀI GÒN”, NXB Trẻ Tp.HCM, 2005: 
“…Các cơ bắp toàn thân đều chuyển động qua bộ Long qua công để cuối cùng dồn lên mười đầu ngón tay với động tác như bấu lấy một sức mạnh vô hình, kéo về phía mình rồi nhẹ nhàng đẩy về vị trí cũ. Tiếng vỗ tay hào hứng, tán thưởng khi lão võ sư Trần Tiến chuyển sang môn Siêu cự công với sự thể hiện đầy xuất thần”.
Lão võ sư Trần Tiến hồi tưởng: “Ông nội tôi (cụ Hoàng Hảo) và bố tôi (cụ Hoàng Tân) vốn cùng chi họ Hoàng Hoa Thám và từng tham gia nghĩa quân Đề Thám-Hoàng Hoa Thám. Tôi chào đời ngày 04.02.1911 (Tân Hợi) tại Cầu Vòng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Năm 1913, cụ Hoàng Hoa Thám qua đời, nghĩa quân tan rã; ông nội và bố mẹ tôi phải thay tên đổi họ, lẩn tránh về thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Tại đây, tôi được bố khai sinh lại: ngày 04.02.1913”. Đó là những lời tự sự của lão võ sư Trần Tiến trong một lần trò chuyện cùng chúng tôi cách đây vài năm. Trầm ngâm một hồi, ông nói tiếp: “Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống võ nghệ, tôi được ông nội khai tâm võ học lúc 10 tuổi. Hai năm sau, ông tôi qua đời, tôi được thân phụ truyền dạy tiếp; Sau đó, trên con đường “tầm sư học đạo”; Năm lên 14 tuổi người thầy đầu tiên của “cậu bé Trần Tiến” bái sư chính là võ sư Lý Giang Nam, tiếp học môn nhu thuật của võ sư Watanabe (người Nhật) về trường kiếm Nhật cùng nhiều đòn thế sát thủ cận chiến, học Judo với Thầy Karachi (người Nhật), luyện cả quyền Anh cùng võ sĩ Lafleur (người Pháp gốc Phi – vô địch Đông Dương) và võ sư Henry Fabre – vô địch Marseille (người Pháp).
Sau khi “xuống núi” để thử sức mình. Ông đã tham gia nhiều cuộc tranh tài võ thuật, đấu thắng nhiều độ đài. Năm 24 tuổi, Trần Tiến đoạt chức vô địch kiếm thuật Bắc kỳ. Chưa chịu dừng lại, gót chân Trần Tiến còn lang bạt kỳ hồ khắp vùng Đông Nam Á. Từng thượng đài và đánh hạ các đối thủ sừng sỏ ở nhiều võ đài tại các nước Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanmar, Singapore. Bí quyết để trở thành nhà vô địch là biết sở trường, sở đoản võ sĩ của từng nước để có đòn thế khắc chế và có đấu pháp hợp lý. Có lần ở Singapore, Trần Tiến đọ sức cùng một võ sĩ tự xưng là Tiểu Lâm Xung. Võ sĩ này có sở trường đưa ngực, bụng chịu những cú đá trời giáng mà không hề hấn gì. Lại thêm bàn tay mệnh danh “thiết thủ” có thể đấm vỡ tấm gỗ dày 5 phân. Trần Tiến đã sử dụng nhu thuật, hầu quyền để phòng ngự, thăm dò, vô hiệu hóa các đòn đấm đá của Tiểu Lâm Xung. Rồi “xuất kỳ bất ý” chuyển sang xà quyền hạ gục đối thủ…
Rồi trên 30 năm tham gia kháng chiến, ông đã làm tròn tình dân nghĩa nước, ông rất vui và tự hào; Trên bước đường trải thân cho nghiệp võ, ngày 01/01/1997, Lão võ sư Trần Tiến được Liên đoàn Võ Cổ truyền Việt Nam tặng huy chương vàng danh dự; Ngày 03/9/2003 được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao tặng Huy chương vì sự nghiệp thể thao, đã có nhiều cống hiến đối với sự nghiệp thể dục thể thao Việt Nam.
Về chuyện riêng tư của đời mình, Võ sư cho biết: "Tôi lập gia đình cùng bà Trịnh Thị Kim Thoa, nhà tôi thường bị đau yếu do hậu quả của chiến tranh chống Pháp nên đã qua đời năm 1962; Từ đó đến nay tôi vẫn sống đơn thân ... nhưng không cô độc mà vẫn có một niềm an ủi to lớn để vui sống vì bên cạnh tôi luôn có một đại gia đình: Đó chính chính là đồng đội, bè bạn thân hữu, học trò và tất cả những người quý mến tôi ...".
Từ một chàng trai háo thắng, chẳng chịu thua kém ai, nay đã là một cụ già Lão võ sư Trần Tiến hiền lành, dễ mến với quan niệm sống ung dung, tự tại. Thầy thường tâm sự: “Sau này, có dịp đi nơi này, nơi nọ, tiếp xúc, kết bạn với nhiều người và nghiên cứu học hỏi thêm, tôi mới hiểu võ học vô cùng mênh mông. Thế nên, khi đi xem hội võ, thấy trình diễn kém, tôi cũng vỗ tay. Có bạn hỏi tại sao ? Tôi đáp, không hay với mình nhưng hay với họ, cần động viên, khích lệ anh em chứ! Suy cho cùng, trước đây tôi có thắng trên võ đài đấy, nhưng thắng để làm gì, chẳng qua cũng chỉ vì danh và vì lợi.
Lão võ sư Trần Tiến vẫn luôn nhắc nhở những thế hệ môn đồ về hoài niệm của người Thầy tiền bối:
“Người luyện võ khi phải sử dụng võ mà chỉ biết mỗi mục đích chiến thắng thì chỉ là hạng võ phu. Trên sàn thi đấu, con phải tìm chiến thắng trong nghệ thuật đẹp của võ. Còn nếu phải quyết liệt trên đường phố để tự vệ hay giúp đỡ người khác, con hãy cố tìm cách khống chế, thu phục đối phương chứ không nên sát hại họ”.
       Những năm gần đây, Lão võ sư Trần Tiến đã xuất bản 23 đầu sách chuyên về võ thuật và Thầy vẫn còn đang miệt mài gửi gắm đến quý độc giả thân thương những tác phẩm võ thuật đặc sắc trong nay mai.
       Đôi lời thân ái - tri ân, chúng tôi xin gửi lời chào thân ái và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, sự thăng tiến đến tất cả môn sinh, môn đồ đã, đang và sẽ theo học tại võ phái Nội gia Võ đạo Việt Nam.
Trân trọng kính chào.
 Lời Chưởng môn nhân VS.BS. Phạm Đình Chưởng




TƯỞNG NHỚ CỐ LÃO VÕ SƯ



 Trưởng lão
Võ sư TRẦN TIẾN 

(04/02/1911  -  21/02/2011)
Nhằm 19/01/Tân Mão.

Chưởng môn Sáng Tổ Võ phái

 NỘI GIA VÕ ĐẠO VIỆT NAM
Hài cốt của Thầy được ký táng tại Chùa Đồng Thiện, phố Thiên Lôi, P.Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân - Hải Phòng.Một phần tro cốt được ký táng tại Chùa Vạn Thọ,
212/158 Nguyễn Văn Nguyễn, P. Tân Định, Q. I, Tp.HCM. Mã số 7138.
 
6  ĐIỀU TÂM NIỆM
1. Chánh tâm, 
2. Hiếu nghĩa, 
3. Võ chuyên;
4. Thấm nhuần "Nhân - Quả", 
5. Khiêm cung, 
6. Y dồi.

Chánh tâm, hiếu nghĩa, võ chuyên;
Thấm nhuần "Nhân-Quả", khiêm cung, Y dồi.

CHƯỞNG MÔN NHÂN ĐỜI 2 
Tóm lược tiểu sử võ học của Chưởng môn (đời thứ 2) - VS-BS. PHẠM ĐÌNH CHƯỞNG.
 Ông Phạm Đình Chưởng, sanh ngày 22/3/1963 tại Sài Gòn. Cha ông (ông Phạm Văn Thành) là người lao động chân chất, nguyên là Trưởng tộc của 1 chi họ Phạm. Mẹ ông (bà Nguyễn Thị Mậu), một Phật tử thuận thành, buôn bán trái cây nuôi nấng 12 anh em mà ông là người con thứ 5 trên một mảnh đất vườn tại phường 2, Quận 8, Tp.HCM.

Được sự chắt chiu dạy dỗ của gia đình, quyết cho ông theo học ngành Y để giúp đời; Ông đã nỗ lực học hành báo hiếu công ơn dưỡng dục sinh thành để hôm nay ông đã tương đối thành tựu, đằng đẵng mài ghế nhà trường Đại Học Y Dược Tp.HCM; Hiện là Bác Sĩ Chuyên Khoa cấp 2, Giảng viên tại Khoa Y Học Cổ Truyền - Đại Học Y Dược Tp.HCM, phụ trách công tác Giáo vụ bộ môn Dưỡng sinh. Sau khi tốt nghiệp Bác sĩ, ông thường tham gia khám chữa bệnh từ thiện với rất nhiều đoàn thể, tôn giáo và cho võ phái.
Không những vậy, ông còn là một người đam mê võ thuật;
Năm 14 tuổi, ông đã được Lão Võ sư HUỲNH HỮU SỞ khai tâm võ thuật; Hiện nay, Cố Võ sư Huỳnh Hữu Sở có 2 người con theo nghiệp võ là  Võ sư Kê Hoàng Long - Huỳnh Hữu Hào và Võ sư Kê Hoàng Hổ - Huỳnh Thượng Hải; 
Từ những năm là đệ tử chân truyền của Chủ tịch Đông y Miền Nam - Đông y sĩ NGUYỄN KIM TIỀN, hiện ông Nguyễn Duy Kinh là Trưởng nam của Thầy Nguyễn Kim Tiền; Nhờ sự dẫn dắt của Thầy Nguyễn Kim Tiền ông tiếp tục theo học võ Thiếu Lâm Nội Gia Quyền của Quán quân Kiếm thuật Bắc kỳ - Lão Võ sư TRẦN TIẾN (từ cuối năm 1985); Và từ đây, ông đã tìm ra được “minh sư” trong nghiệp võ của mình. 
Song song đó, được sự tiến cử của Lão Võ sư Trần Tiến, ông theo học với Lão Võ sư - Quyền vương Bắc Kỳ - TRẦN VĂN NGHĨA (Chưởng môn Võ phái Nội Gia quyền) và được Lão Võ sư Trần Văn Nghĩa truyền thụ bí yếu võ phái, nhận làm Hiền đồ thứ 13; 
Và tiếp được tiến cử, ông theo học với Lão Võ sư LÊ THÀNH TRUNG (Chưởng môn Võ phái Bạch Long Tây Sơn), được Lão Võ sư Lê Thành Trung trực tiếp truyền dạy và được Lão Võ sư Lê Thành Trung truyền trao bí pháp, cấp văn bằng Võ sư cùng lời nhận xét: “GIỎI – ĐẠO ĐỨC TỐT”.
Trong học tập, ông luôn chú ý đến từng chiêu thức, từng lời giảng của các Thầy, cố gắng tập đi tập lại cho đạt đối với những bài tập khó. Dù những năm tháng phải tập trung nhiều thời gian cho việc theo học chuyên ngành Y, thế nhưng những khi thu xếp có được giờ rảnh rỗi, ông lại đến nhà Lão Võ sư Trần Tiến học tập thêm võ thuật, võ đạo.
Ông được Trưởng Lão Võ sư Trần Tiến tin yêu, truyền thụ những bí yếu của võ phái, dặn dò và trao quyền Chưởng môn truyền thừa (Chưởng môn đời thứ 2) bằng những lời dặn dò miệng với nhiều võ sinh trong môn phái thuộc lớp Khí công và lớp Võ thuật cũng như tuyên bố với những bậc trí giả có địa vị trong xã hội, những võ sư mà Thầy tin tưởng; Mà hơn hết là Thầy để lại Di Thư trao quyền Chấp Chưởng môn ký ngày 23/12/2009 để VS-BS. Phạm Đình Chưởng tiếp tục dẫn dắt võ phái Nội Gia Võ Đạo Việt Nam.

TOÀN VĂN BIÊN BẢN BÀN GIAO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đôc lập – Tự do -  Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO BIỂU TRƯNG CỦA VÕ PHÁI
Hôm nay, hồi 10 giờ 30 phút ngày 10/9/2011, tại số 14, đường số 43, phường Bình Thuận, quận 7, Tp.HCM; Chúng tôi gồm:
1. Ông Trần Trung Thành, sanh ngày 25/4/1961, là con đẻ của Cố Chưởng môn sáng lập môn phái Nội Gia Võ Đạo Việt Nam – Lão Võ sư Trần Tiến.
2. Võ sư-Bác sĩ Phạm Đình Chưởng, sanh ngày 22/3/1963 tại Sài Gòn, thường trú số 198B/40 đường Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Tp.HCM; CMND: 020942014, công an Tp.HCM cấp ngày 11/3/2002.
3. Khí Công sư Đào Thanh Tú, sanh ngày 01/7/1966, hiện ngụ tại số 162/3 tổ 17 đường TA 15, phường Thới An, quận 12, Tp.HCM, CMND số 150906137, công an Thái Bình cấp ngày 14/9/2000, điện thoại liên lạc số: 0904 402 291.
4.  Và các môn sinh thuộc nhiều thế hệ của võ phái chứng kiến.
Tiến hành bàn giao biểu trưng của môn phái theo Di Thư của Cố Chưởng môn sáng lập môn phái Nội Gia Võ Đạo Việt Nam, Trưởng Lão Võ sư Trần Tiến đã ký ngày 23/12/2009.
NỘI DUNG
I. Thân thế ông Trần Trung Thành:  Ông Trần Trung Thành là con út của Trưởng Lão Võ sư Trần Tiến; Ông sinh ngày 25/4/1961 tãi Hải Phòng; CMND số 030182246, công an Hải Phòng cấp ngày 04/12/2006. Hiện cư ngụ tại số 27/17/46, Phố Lạch Tray, Phường Hàng Kênh, Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng; Hiện kinh doanh ngành hóa chất. Ông Thành học võ của cha từ năm lên 14 tuổi; Do phải học tập và cha phải đi huấn luyện võ nơi khác nên lúc 19 tuổi, ông ngưng tập luyện. Ông thường được cha giáo dục tinh thần võ đạo, đồng thời thường tâm sự các ý định về tương lai của võ học.


II. Thân thế của Cố Chưởng môn Trưởng Lão võ sư Trần Tiến: 
Cố Chưởng môn Trưởng Lão võ sư Trần Tiến sinh sống trong miền Nam từ trước năm 1945.  Tháng 3/1944, Nhật đảo chính Pháp, cụ ra Hải Phòng. Là một trong số gia đình chống Nhật, nên phải dời đi sống tại Văn Lâm – Hưng Yên để thoát khỏi sự tầm nã của quân Nhật. Tháng 8/1945, cụ Trần Tiến tham gia cướp chính quyền tại Văn Lâm và làm Chủ tịch đầu tiên của huyện này. Trong kháng chiến chống Pháp, cụ là Trưởng ban công binh ở tỉnh Hưng Yên, thực chất là để phá hoại đường huyết mạch và kho tàng hậu cần của quân Pháp; Rồi cụ lại tham gia du kích-tuyên truyền ở Thái Bình.

Sau năm 1954, cụ dạy học văn hóa kế toán trưởng đơn vị Vận tải giao thông thủy và nghiệp võ lại dẫn dắt cụ cho đến cuối đời.  Khi ở trong Nam, cụ sinh hoạt tại Hội Võ Cổ truyền Tp.HCM (trực thuộc Liên đoàn Võ Cổ truyền Việt Nam).
Tuy Cha-Con xa cách, ông Thành bận mưu cầu cuộc sống, đôi khi mới ghé thăm Bố, song ông Thành thường được Bố tâm sự về nội bộ môn phái và giới thiệu cho ông Thành giao lưu với các môn sinh mà ông rất tâm đắc ở phía Bắc. Vì tình yêu võ thuật, vì ý định đưa võ thuật vào trường học (quốc võ) nên cụ phải hy sinh gia đình riêng, không muốn con cái ngăn cản cụ, sống cuộc sống đơn độc mà gia đình, họ hàng đều cho cụ là lập dị.
Tình yêu võ thuật, nỗi trăn trở về quốc võ của cụ đến hơi thở cuối cùng…
 III. Thực hiện Di Thư: 
Sau khi Bố tôi – Chưởng môn qua đời, tôi được các đồ đệ ở phái Bắc cho biết: “Cha tôi để lại chức Chưởng môn cho Võ sư-Bác sĩ Phạm Đình Chưởng kế tục lãnh đạo, Di Thư được ký trước sự chứng kiến của các môn đệ phía Bắc. Sau khi có thông tin, ông Thành đã lặn lội vào Nam nhiều lần tìm gặp Chưởng môn kế tục để tìm hiểu, xem xét về người thừa kế, do đó việc thực hiện theo Di Thư mới chính thức. Ông Thành nhận thấy:
-         Võ sư-Bác sĩ Phạm Đình Chưởng, sanh ngày 22/3/1963 tại Sài Gòn, nay là Thành phố Hồ Chí Minh, thường trú số 198B/40 đường Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Tp.HCM; CMND: 020942014, công an Tp.HCM cấp ngày 11/3/2002.
-         Võ sư-Bác sĩ Phạm Đình Chưởng có Di Thư do Bố tôi ký ngày 23/12/2009 (Di Thư cuối cùng, có hiệu lực nhất).
-         Võ sư-Bác sĩ Phạm Đình Chưởng là một trí thức, có tư cách phẩm chất đạo đức (mẫu người mà Cố Võ sư Chưởng môn thích nhất).
-         Võ sư-Bác sĩ Phạm Đình Chưởng theo học võ của Bố tôi đến khi cụ qua đời.
-         Võ sư-Bác sĩ Phạm Đình Chưởng đã được cấp văn bằng Chuẩn võ sư cấp 17 vào ngày 02/9/1991 và văn bằng võ sư cấp 18 vào ngày 16/01/2009.
 IV. Lễ trao biểu trưng của môn phái:  Căn cứ Biên bản lập ngày 24/7/2011 và các yếu tố nêu trên; Ông Trần Trung Thành và các thành viên của võ phái tổ chức bàn giao theo nghi lễ, gồm:
a.      Khấn trước bàn thờ Cố Chưởng môn, xin phép giác linh của cụ.
b.     Ông Trần trung Thành trân trọng trao: Áo, Đai Chưởng môn, Cờ biểu trưng võ phái, ấn tín, kiếm lệnh, tư liệu võ thuật, các bài quyền đặc trưng môn phái cho Võ sư-Bác sĩ Phạm Đình Chưởng trước sự chứng kiến của các thành viên, đồng thời ông Thành đã gửi thư điện tử cho các môn đệ ở nước ngoài thông tin này và đề nghị ông Chưởng phát triển môn phái theo giai đoạn mới, thường xuyên liên lạc với các môn đệ trong nước cũng như nước ngoài để trau dồi kiến thức sư phạm cũng như kiến thức chuyên môn võ học.
Ông Phạm Đình Chưởng và các môn đệ, môn sinh của võ phái, có trách nhiệm thu hồi các dụng cụ học tập tại kho ở Bảo tàng Không quân Phía Nam tại số 87 đường Thăng Long - Phường 4 - Quận Tân Bình, Tp.HCM để huấn luyện các môn sinh mới. 
Lễ bàn giao kết thúc hồi 13 giờ 30 phút cùng ngày và thông qua Biên bản. Biên bản lập thành 4 bản, có hiệu lực kể từ ngày ký.
                                                                                            Trưởng ban Tổ chức
                                                                                (Các thành viên có tên nêu trên đã ký)


Tổng số lượt xem