VĂN BẢN

TOÀN VĂN BIÊN BẢN BÀN GIAO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đôc lập – Tự do -  Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO BIỂU TRƯNG CỦA VÕ PHÁI
Hôm nay, hồi 10 giờ 30 phút ngày 10/9/2011, tại số 14, đường số 43, phường Bình Thuận, quận 7, Tp.HCM; Chúng tôi gồm:
1. Ông Trần Trung Thành, sanh ngày 25/4/1961, là con đẻ của Cố Chưởng môn sáng lập môn phái Nội Gia Võ Đạo Việt Nam – Lão Võ sư Trần Tiến.
2. Võ sư-Bác sĩ Phạm Đình Chưởng, sanh ngày 22/3/1963 tại Sài Gòn, thường trú số 198B/40 đường Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Tp.HCM; CMND: 020942014, công an Tp.HCM cấp ngày 11/3/2002.
3. Khí Công sư Đào Thanh Tú, sanh ngày 01/7/1966, hiện ngụ tại số 162/3 tổ 17 đường TA 15, phường Thới An, quận 12, Tp.HCM, CMND số 150906137, công an Thái Bình cấp ngày 14/9/2000, điện thoại liên lạc số: 0904 402 291.
4.  Và các môn sinh thuộc nhiều thế hệ của võ phái chứng kiến.
Tiến hành bàn giao biểu trưng của môn phái theo Di Thư của Cố Chưởng môn sáng lập môn phái Nội Gia Võ Đạo Việt Nam, Trưởng Lão Võ sư Trần Tiến đã ký ngày 23/12/2009.
NỘI DUNG
I. Thân thế ông Trần Trung Thành:  Ông Trần Trung Thành là con út của Trưởng Lão Võ sư Trần Tiến; Ông sinh ngày 25/4/1961 tãi Hải Phòng; CMND số 030182246, công an Hải Phòng cấp ngày 04/12/2006. Hiện cư ngụ tại số 27/17/46, Phố Lạch Tray, Phường Hàng Kênh, Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng; Hiện kinh doanh ngành hóa chất. Ông Thành học võ của cha từ năm lên 14 tuổi; Do phải học tập và cha phải đi huấn luyện võ nơi khác nên lúc 19 tuổi, ông ngưng tập luyện. Ông thường được cha giáo dục tinh thần võ đạo, đồng thời thường tâm sự các ý định về tương lai của võ học.


II. Thân thế của Cố Chưởng môn Trưởng Lão võ sư Trần Tiến: 
Cố Chưởng môn Trưởng Lão võ sư Trần Tiến sinh sống trong miền Nam từ trước năm 1945.  Tháng 3/1944, Nhật đảo chính Pháp, cụ ra Hải Phòng. Là một trong số gia đình chống Nhật, nên phải dời đi sống tại Văn Lâm – Hưng Yên để thoát khỏi sự tầm nã của quân Nhật. Tháng 8/1945, cụ Trần Tiến tham gia cướp chính quyền tại Văn Lâm và làm Chủ tịch đầu tiên của huyện này. Trong kháng chiến chống Pháp, cụ là Trưởng ban công binh ở tỉnh Hưng Yên, thực chất là để phá hoại đường huyết mạch và kho tàng hậu cần của quân Pháp; Rồi cụ lại tham gia du kích-tuyên truyền ở Thái Bình.

Sau năm 1954, cụ dạy học văn hóa kế toán trưởng đơn vị Vận tải giao thông thủy và nghiệp võ lại dẫn dắt cụ cho đến cuối đời.  Khi ở trong Nam, cụ sinh hoạt tại Hội Võ Cổ truyền Tp.HCM (trực thuộc Liên đoàn Võ Cổ truyền Việt Nam).
Tuy Cha-Con xa cách, ông Thành bận mưu cầu cuộc sống, đôi khi mới ghé thăm Bố, song ông Thành thường được Bố tâm sự về nội bộ môn phái và giới thiệu cho ông Thành giao lưu với các môn sinh mà ông rất tâm đắc ở phía Bắc. Vì tình yêu võ thuật, vì ý định đưa võ thuật vào trường học (quốc võ) nên cụ phải hy sinh gia đình riêng, không muốn con cái ngăn cản cụ, sống cuộc sống đơn độc mà gia đình, họ hàng đều cho cụ là lập dị.
Tình yêu võ thuật, nỗi trăn trở về quốc võ của cụ đến hơi thở cuối cùng…
 III. Thực hiện Di Thư: 
Sau khi Bố tôi – Chưởng môn qua đời, tôi được các đồ đệ ở phái Bắc cho biết: “Cha tôi để lại chức Chưởng môn cho Võ sư-Bác sĩ Phạm Đình Chưởng kế tục lãnh đạo, Di Thư được ký trước sự chứng kiến của các môn đệ phía Bắc. Sau khi có thông tin, ông Thành đã lặn lội vào Nam nhiều lần tìm gặp Chưởng môn kế tục để tìm hiểu, xem xét về người thừa kế, do đó việc thực hiện theo Di Thư mới chính thức. Ông Thành nhận thấy:
-         Võ sư-Bác sĩ Phạm Đình Chưởng, sanh ngày 22/3/1963 tại Sài Gòn, nay là Thành phố Hồ Chí Minh, thường trú số 198B/40 đường Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Tp.HCM; CMND: 020942014, công an Tp.HCM cấp ngày 11/3/2002.
-         Võ sư-Bác sĩ Phạm Đình Chưởng có Di Thư do Bố tôi ký ngày 23/12/2009 (Di Thư cuối cùng, có hiệu lực nhất).
-         Võ sư-Bác sĩ Phạm Đình Chưởng là một trí thức, có tư cách phẩm chất đạo đức (mẫu người mà Cố Võ sư Chưởng môn thích nhất).
-         Võ sư-Bác sĩ Phạm Đình Chưởng theo học võ của Bố tôi đến khi cụ qua đời.
-         Võ sư-Bác sĩ Phạm Đình Chưởng đã được cấp văn bằng Chuẩn võ sư cấp 17 vào ngày 02/9/1991 và văn bằng võ sư cấp 18 vào ngày 16/01/2009.
 IV. Lễ trao biểu trưng của môn phái:  Căn cứ Biên bản lập ngày 24/7/2011 và các yếu tố nêu trên; Ông Trần Trung Thành và các thành viên của võ phái tổ chức bàn giao theo nghi lễ, gồm:
a.      Khấn trước bàn thờ Cố Chưởng môn, xin phép giác linh của cụ.
b.     Ông Trần trung Thành trân trọng trao: Áo, Đai Chưởng môn, Cờ biểu trưng võ phái, ấn tín, kiếm lệnh, tư liệu võ thuật, các bài quyền đặc trưng môn phái cho Võ sư-Bác sĩ Phạm Đình Chưởng trước sự chứng kiến của các thành viên, đồng thời ông Thành đã gửi thư điện tử cho các môn đệ ở nước ngoài thông tin này và đề nghị ông Chưởng phát triển môn phái theo giai đoạn mới, thường xuyên liên lạc với các môn đệ trong nước cũng như nước ngoài để trau dồi kiến thức sư phạm cũng như kiến thức chuyên môn võ học.
Ông Phạm Đình Chưởng và các môn đệ, môn sinh của võ phái, có trách nhiệm thu hồi các dụng cụ học tập tại kho ở Bảo tàng Không quân Phía Nam tại số 87 đường Thăng Long - Phường 4 - Quận Tân Bình, Tp.HCM để huấn luyện các môn sinh mới. 
Lễ bàn giao kết thúc hồi 13 giờ 30 phút cùng ngày và thông qua Biên bản. Biên bản lập thành 4 bản, có hiệu lực kể từ ngày ký.
                                                                                            Trưởng ban Tổ chức
                                                                                (Các thành viên có tên nêu trên đã ký)

Tổng số lượt xem